McDivani

Hệ thống Camera giám sát là gì?

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P.H.T    18/10/2022
Hệ thống Camera giám sát là gì?

Hệ thống camera giám sát bao gồm tập hợp nhiều thiết bị như Camera giám sát, thiết bị ghi hình và lưu trữ DVR, NVR hoặc Server, phần mềm quản lý video VMS và các thiết bị phụ trợ đi kèm như ổ cứng switch PoE, cáp truyền dữ liệu nhằm mục đích hỗ trợ việc giám sát, theo dõi mọi diễn biến tại các vị trí lắp đặt camera theo thời gian thực và sau đó truyền tín hiệu về trung tâm xử lý.

Các thành phần chính trong hệ thống Camera giám sát

1. Camera giám sát

Là thành phần cốt lõi của hệ thống camera giám sát. Camera có rất nhiều kiểu dáng khác nhau vì vậy trong khi xây dựng hệ thống camera giám sát, bạn có thể chọn loại nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình, để có thể có được chất lượng video và độ an toàn như mong muốn.

1.1. Phân loại camera theo công nghệ truyền dẫn

Camera Analog

Đây là loại camera truyền thống, chúng chúng sử dụng đầu nối BNC trên dây cáp đồng trục để truyền tín hiệu video liên tục. Ban đầu loại camera này có độ phân giải tương đối thấp nhưng lại khá rẻ và hiệu quả. Các loại cáp đồng trục tiêu chuẩn thường không truyền âm thanh. Các tín hiệu Analog này có thể được số hóa, giúp tiết kiệm chi phí hơn khi chuyển sang kỹ thuật số ngay cả với các thiết bị cũ.

Camera Analog phải sử dụng đầu ghi hình đi kèm để lưu lại dữ liệu. Trong các năm gần đây, camera analog đã phát triển thêm bước mới đó là camera analog HD. Cho phép tăng độ phân giải lên đến 1080P, tương thích ngược với các camera analog và BNC

Camera IP

Camera IP (viết tắt của “Internet Protocol”) thuộc dòng sản phẩm cao cấp, mỗi một camera IP luôn có riêng một địa chỉ IP mạng Ethernet.

Camera IP sẽ được kết nối trực tiếp với mạng, hoạt động độc lập hoàn toàn và có thể được đặt bất cứ nơi nào có kết nối mạng. Bạn có thể trình chiếu, truyền hình ảnh, video chất lượng cao đến máy tính, điện thoại, máy tính bảng hoặc đầu ghi hình. Ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần có kết nối internet, bạn cũng đều có thể quản lý được từ xa, điều khiển và xem hình ảnh.

Có 2 loại Camera IP: Camera IP có dây ( truyền dẫn tín hiệu thông qua dây cáp Ethernet ) và Camera không dây ( truyền tín hiệu qua sóng Wi-Fi ).

1.2. Phân loại camera theo hình dáng

Camera bán cầu (Dome)

Camera dome có thiết kế dạng dome (mái vòm), nhỏ gọn, camera được đặt bên trong một hình cầu bằng nhựa hoặc thủy tinh. Camera dome có tầm nhìn bao quát, một số loại hỗ trợ xoay 360 độ và được lắp đặt trên tường hoặc trần nhà, tùy thuộc vào yêu cầu lắp đặt.

Có nhiều loại camera hình dome khác nhau như camera dome có dây và camera dome không dây, camera dome trong nhà hoặc ngoài trời, cố đinh hoặc di động. Camera dome dễ dàng lắp đặt với đặc điểm nổi bật như tầm nhìn rộng, tích hợp công nghệ hồng ngoại giúp ghi hình rõ nét vào ban đêm.

Camera dome phù hợp lắp đặt ở trong gia đình, cửa hàng, nhà hàng, showroom, phòng làm việc,… bởi kiểu dáng nhỏ gọn, hiện đại và thanh lịch của nó.

Camera dome được sản xuất đầy đủ trên các dòng camera analog (có dây), camera ip lẫn camera wifi dạng dome, với độ phân giải đa dạng từ thấp đến cao, và đầy đủ các tính năng tiên tiến nhất.

Camera thân trụ (Bullet)

Camera thân trụ mang đặc điểm nổi bật, tích hợp nhiều khả năng chống chịu các tác động từ môi trường như bụi bẩn, mưa, nắng,… camera thân phù hợp lắp đặt ở ngoài trời như các bãi đỗ xe, trước cửa, cổng, nhà xưởng,…

Với thiết kế dạng ống trụ, camera thân có khả năng quan sát tốt tầm xa, kết hợp với phần chân đế nên rất dễ lắp đặt và điểu chỉnh góc nhìn của camera. Camera lắp được ở đa dạng địa hình như trên trần, trên tường, vách đứng hay trên cột,…

Đa số các camera thân được trang bị hệ thống đèn LED mạnh mẽ, công hệ hồng ngoại giúp quan sát ngày đêm rõ nét ở khoảng cách xa.

1.3. Phân loại camera theo chức năng

Camera hồng ngoại

Đa số các camera ngày nay đều được tích hợp công nghệ hồng ngoại thông minh điều khiển bằng cảm quang tự cân bằng ánh sáng giúp bạn quan sát mọi vật xung quanh vào ban đêm rõ nét như ban ngày.

Bất kể điều kiện ánh sáng yếu thì camera hồng ngoại vẫn có thể cho hình ảnh thu được sắc nét, chân thực. Camera hồng ngoại phù hợp lắp đặt cho không gian bãi đỗ xe, kho hàng, nhà máy, ngoài cửa, cổng,… bởi tính năng thu hình sắc nét vào ban đêm.

Camera quay quét PTZ

Camera PTZ là loại camera cao cấp có khả năng xoay linh hoạt theo 2 chiều ngang và dọc, xoay 360 độ và thu phóng hình ảnh vô cùng tốt. Camera có khả năng kết nối với hệ thống sensor và cảnh báo phát hiện khi có đối tượng di chuyển trong vùng hoạt động của camera giúp bạn dễ dàng phát hiện và chủ động xử lí tình huống.

Camera PTZ được lắp đặt chủ yếu ở các công trình giao thông, sân bay, siêu thị, cầu cảng,… bởi tính linh hoạt và khả năng tùy biến góc nhìn cao, một số camera PTZ được trang bị thấu kính quang học cho phép bạn phóng to hoặc xa hơn mà hình ảnh vẫn rõ nét.

2. Thiết bị ghi hình và lưu trữ video

2.1 Đầu ghi hình (NVR / DVR)

NVR (đầu ghi hình mạng) và DVR (đầu ghi hình kỹ thuật số) là những thiết bị dùng để quản lý, xem và lưu trữ các video giám sát. Có sẵn với nhiều loại phần mềm và kích thước ổ cứng, NVR và DVR giúp bạn dễ dàng lưu và xem lại video.

NVR và DVR có nhiệm vụ giống nhau là lưu trữ video giám sát, nhưng chúng được thiết kế để hoạt động với các loại camera khác nhau.

DVR được sử dụng trong hệ thống camera quan sát analog để chuyển đổi các tệp video sang các định dạng kỹ thuật số, cho phép bạn lưu trữ nhiều video hơn.

Nếu bạn sử dụng camera IP thì bạn sẽ cần đến đầu NVR, khi đó sẽ cần đến mạng nội bộ để gửi và nhận dữ liệu và mạng internet để giám sát hệ thống từ xa thông qua máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

2.2 Máy chủ (Server)

Thay vì dùng đầu ghi hình NVR / DVR hoặc máy chủ lưu trữ tập trung của bên thứ ba, thì chúng ta có thể mua một thiết bị máy chủ vật lý và đặt tại trung tâm mà chúng ta muốn ghi hình, quan sát. Sau khi mua máy chủ chúng ta sẽ mua thêm một phần mềm để quản lý các camera.

Ưu điểm: Có thể cắm ra màn để xem, tốc độ nhanh, bảo mật, có thể quản lý camera đa điểm, lưu được nhiều, tương thích với 85% loại camera.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, yêu cầu có kiến thức về máy chủ, tốn điện, thời gian online khoảng 95%.

3. Ổ cứng lưu trữ

Như chúng ta biết thì hệ thống lưu trữ camera quan sát sẽ hoạt động liên tục 24/7/365 ngày. Các ổ cứng này ghi và xóa dữ liệu liên tục suốt ngày đêm không ngững nghỉ. Chỉ khi nào chúng ta xem lại mới sử dụng chức năng đọc của ổ cứng.

Vậy ta nên chọn ổ ghi loại nào?

  • Ổ lưu chuyên ghi và xóa dữ liệu trong thời gian dài.
  • Ổ lưu sử dụng vòng quay 5400. Không nên chọn vòng quay 7200 vì camera không cần đọc, ghi dữ liệu nhanh mà cần ổn định. Sử dụng ổ đĩa có vòng quay 7200 sẽ gây nóng case và làm cho các thiết bị gần đó giảm tuổi thọ đi đáng kể.
  • Nên sử dụng ổ lưu của các hãng lớn như: Western, Seagate,… để tăng độ bền.
  • Chọn ổ cứng có dung lượng vừa phải.

Các bạn có thể sử dụng phần mềm để tính toán dung lượng lưu trữ cần sử dụng cho hệ thống camera của mình.

4. Phần mềm quản lý video VMS

Phần mềm quản lý video là cần thiết để dễ dàng quản lý và xem lại các video camera, và đi kèm với một loạt các tính năng để cải thiện việc sử dụng hệ thống camera của bạn.

  • Chức năng tìm kiếm để xem lại các sự kiện đã ghi hình cụ thể

  • Xem đồng thời để giám sát nhiều camera IP cùng một lúc

  • Các tiện ích quản lý cảnh báo có thể được định cấu hình để thông báo cho bạn hoặc đặt cảnh báo bên ngoài nếu ai đó hoặc thứ gì đó tác động vào camera.

  • Nhiều tùy chọn ghi âm, từ ghi liên tục và theo lịch trình đến ghi âm cảnh báo và chuyển động

  • Kiểm soát tốc độ khung hình và khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu

  • Điều khiển kỹ thuật số camera PTZ cũng như camera dome

  • Chức năng nén video để tiết kiệm băng thông và dung lượng lưu trữ

  • Khả năng âm thanh

  • Xem lại video

  • Dung lượng lưu trữ khi sử dụng thẻ Micro SD (tùy thuộc vào thương hiệu VMS)

  • Xuất hình ảnh / bản ghi

 

Viết bình luận

Quảng cáo

Kính chào

Chào mừng quý khách tới với cửa hàng của chúng tôi. Hãy liên hệ theo địa chỉ cửa hàng ở bên để có thể được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất. Xin cảm ơn.
hotline 0888934566 hotline 0888934566